Đau dây thần khinh tọa và những điều cần biết

Đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở những người lao động chân tay ở độ tuổi từ 30-60. Đau dây thần kinh tọa và những điều cần biết dưới đây giúp bạn có thể nhận biết các triệu chứng của đau thần kinh tọa để điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau dây thần khinh tọa và những điều cần biết

Đau dây thần kinh tọa là gì?


Bệnh đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông. Bệnh thường gặp ở nam giới, những người lao động chân tay có độ tuổi từ 30-60.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa


Theo Đông y thì có ba nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọa là do phong, hàn, thấp trong đó phong hàn là quan trọng nhất.

1. Phong tà: 
Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp, gây nên đau ở cơ, ở gân, ở  khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau.

2. Hàn tà: 
Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đề ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm…

3. Thấp tà: 
Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). 
Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.

Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa


  • Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).
  • Cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. - hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên.
  • Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.
  • Cột sống cứng, bị đau khi nghiêng người, chỉ cần chuyển dịch một chút cũng đau.
  • Có thể thấy teo cơ bên chân đau nếu tình trạng đau kéo dài.
  • Làm động tác cúi người xuống không được vì đau.
  • Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.
  • Khi bệnh nặng, chân tê bị mất cảm giác, phản xạ đi tiêu đi tiểu có thể mất.


Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, nên đến các bệnh viện và trung tâm y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng để tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét