Cây lá đắng là loại thảo dược có tác dụng bổ xương và mạnh gân cốt nên thường được nhiều người áp dụng chữa trị các bệnh xương cốt như đau lưng, thấp khớp, viêm đa khớp rất hiệu quả. Tùy theo từng loại bệnh mà có cách dùng cây lá đắng khác nhau, để biết rõ cách chữa chúng ta cùng theo dõi các bài thuốc dưới đây nhé.
Tác dụng chữa đau nhức khớp của cây lá đắng
Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, có nhiều tên gọi như lá lắng, sâm nam hay chân chim. Vì có tác dụng mạnh gân cốt tương tự như cây ngũ gia bì mà nó còn được gọi là ngũ gia bì chân chim.
Người ta thường thu hoạch vỏ cây lá đắng vào mùa xuân và thu, mang về nhà cạo lớp vỏ ngoài rồi đem phơi hoặc sấy cho khô để dùng khi cần. Vỏ lá đắng vị đắng chát, tính mát, có màu nâu nhạt, mảnh vỏ cong và giòn nhẹ. Khi dùng thì làm ẩm rồi đem ủ khoảng 7 ngày, đến khi nào nghe mùi thơm thì thái thành các miếng nhỏ, tẩm với rượu hoặc nước gừng và đem sao.
Dân gian cho rằng, vỏ cây lá đắng chữa thấp khớp, lưng đau gối mỏi, suy nhược cơ thể, đàn ông hoặc phụ nữ yếu sinh lý, trẻ em chậm phát triển rất tốt.
Các bài thuốc chữa đau nhức khớp bằng cây lá đắng
Bài thuốc 1:
Thành phần: Vỏ lá đắng, ké đầu ngựa, hạt tía tô, hạt cau, lõi cây thông, hương phụ, chỉ xác. Mỗi thứ khoảng 8-16g.
Cách dùng: Đem các vị thuốc trên cắt nhỏ rồi sắc với 4 chén nước để cho còn 1 chén, chia 2 lân uống trong ngày.
Công dụng: Bài thuốc này chữa cước khí chân sưng đau rất tốt.
Bài thuốc 2:
Thành phần: Vỏ cây lá đắng 2kg; vỏ cây gạo, thân cây bọt ếch và dây đau xương thì chuẩn bị mỗi thứ 1kg.
Cách dùng: Đem các nguyên liệu cắt nhỏ rồi phơi khô. Sau đó đem sắc với nước cho cô đặc lại được 200ml cao lỏng, hòa với 200ml rượu và 100ml đường nấu lỏng cho thành nước thuốc cuối cùng. Mỗi lần uống khoảng 25ml, uống 2 lần trong ngày.
Công dụng: Bài thuốc chữa phong tê thấp, đau mỏi chân tay
Bài thuốc 3:
Thành phần: gồm bột vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g.
Cách dùng: Đem các vị thuốc làm thành một viên. Mỗi lần uống 30 viên. Một ngày tối đa 80 viên.
Công dụng: chữa suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, đau vai gáy, viêm đa khớp dạng thấp.
Bài thuốc 4:
Thành phần: Vỏ hoặc lá đắng 30g, lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g và củ nghệ đen 20g.
Cách dùng: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi giã nát, tẩm với rượu trắng 30 độ rồi xào nóng. Đem đắp lên vị trí xương bị gãy, đắp băng gạc và cố định bằng nẹp.
Công dụng: chữa gãy xương.
Trên đây là công dụng và các bài thuốc từ cây lá đắng chữa một số bệnh xương khớp rất hiệu quả, được dân gian áp dụng từ rất lâu. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc này để tự chữa bệnh cho mình tại nhà.
Chúc bạn thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét