CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm thường gây nên các triệu chứng như: Đau vùng thắt lưng, vùng lưng hay vùng cổ kéo dài quá dai dẳng trong một thời gian dài. Để giúp người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thoát khỏi cơn đau cũng như tác hại của bệnh gây ra chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay để người bệnh có thể tham khảo dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh nhé!

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm 

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm


Trước tiên chúng tôi xin giới thiệu cùng mọi người một số nguyên nhân tác động mạnh mẽ gây nên thoát vị đĩa đệm mà bạn nên nắm rõ để phòng tránh như:

- Do chấn thương: những chấn thương đột ngột ảnh hưởng tới vùng thắt lưng xảy ra thường xuyên thì nguy cơ hình thành nên thoát vị đĩa đệm khá cao.

- Di truyền: Nhưng người có tiền sử có người trong cùng huyết thống cũng có nguy cơ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm cao do cấu trúc đĩa đệm và cột sống yếu. Tuy nhiên chưa có kết quả nào khẳng đinh chắc chắn điều này nhưng những người nằm trong nhóm này cũng nên chú ý kĩ hơn.

- Phụ nữ mang thai và sinh con: Đây cũng là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cao do  quá tải trọng lượng cũng làm tăng áp lực gánh nặng thêm cho cột sống.

- Quá trình thoát hóa tự nhiên:  Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

- Ngoài ra còn một số nguyên do nữa là do béo phì, đi giày cao gót, hút thuốc hay chỉ đơn giản là mang ví nặng trong túi.


Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm


1. Phương pháp điều trị nội khoa

Thường đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, thường dùng các biện pháp trị liệu không liên quan tới dao kéo như: Sử dụng thuốc, thể dục đúng cách, điều trị vật lý....

- Thể dục đúng cách: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị, nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ. Các bạn có thể kết hợp tập các động tác yoga với những tư thế chống đau lưng và các bài tập thể dục nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ.Giảm cân nếu người bệnh thừa cân.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM


- Điều trị vật lý: Xoa bóp , chiếu tia hồng ngoại, tia lase ,châm cứu ,bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.

- Sử dụng thuốc điều trị: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, một số loại thuốc thường được dùng như: thuốc chống viêm không có nhân steroid, uống prednisone hay methyprednisolon, tiêm cortisone vào cùng đau, dùng thuốc an thần, chống đau

-Trong thời gian điều trị các bác sỹ sẽ dùng tay nắn chỉnh dần cột sống cho bệnh nhân. Các bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa trong vòng 4-6 tuần.

2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Đối với phương pháp này chỉ dành cho những bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa hoặc theo trường hợp xấu mà nội khoa không thể giải quyết được thì sẽ được chỉ định phẫu thuật trị bệnh. Cách thức tiến hành của phương pháp này về cơ bản giống như phương pháp vi phẫu trong điều trị giải phóng các rễ dây thần kinh để giúp cho dây thần kinh có được điều kiện lành bệnh nhanh.

Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân thấy giảm đau và các chức năng hoạt động bình thường thì nên tạm trì hoãn việc phẫu thuật trong thời gian ngắn để xem xét triệu chứng đau có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn hay không.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM


Phẫu thuật xương sống tức thời chỉ cần thiết trong trường hợp không kiểm soát được đại tiểu tiện hoặc thiếu hụt thần kinh tiến triển. Phương pháp phẫu thuật lưng cũng có thể cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân bị đau chân nghiêm trọng.

Phẫu thuật xương sống vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm thường được cân nhắc đối với những bệnh nhân đã bị đau chân trong khoảng 6 tuần nhưng không giảm đau khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên, sau 3 đến 6 tháng nếu kết quả phẫu thuật xương sống không tốt như mong đợi thì không thể kéo dài thời gian trì hoãn việc phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm hơn nữa.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như các thuốc chữa và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Chúng ta có thể thấy bệnh xuất phát chủ yếu do những hoạt động chủ quan trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Do đó để phòng ngừa tốt căn bệnh xương khớp này chúng ta cần điều chỉnh lại tư thế hoạt động, làm việc của mình sao cho chính xác nhất tránh gây tổn hại đến xương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét